Chi tiết sản phẩm:
Tên khoa học: Perilla fructescens, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như rau húng.
Tía tô là cây thân thảo có chiều cao từ 0,5-1m, hầu như mọc và phát triển đều quanh năm. Thân cây mọc thẳng đứng, có lông mềm. Lá tía tô mọc đối, hình dạng trứng, xuất hiện răng cưa lớn ở mép lá và lông phủ đầy trên bề mặt. Màu sắc của lá có thể là màu tím hoặc đôi lúc là màu xanh tím. Cuống lá ngắn, dài khoảng 2-3cm. Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở kẽ cuống, có thể có màu trắng hoặc màu tím. Quả hình cầu, rất bé đường kính 1mm và có màu nâu.
Các bộ phận của cây tía tô, gồm có lá, cành, quả và rễ đều được con người sử dụng với nhiều mục đích, chủ yếu vẫn là làm rau gia vị và để làm thuốc.
Cây tía tô được trồng phổ biến khắp nơi, trải dài từ Ấn Độ sang các nước ở khu vực Đông Nam Á.
Có nhiều loại Tía tô khác nhau nhưng ở Việt Nam bạn thường gặp 2 loại tía tô:
- Loại tía tô có mép lá phẳng, màu tím nhạt và ít thơm.
- Loại tía tô có mép lá quăn, màu tím sẫm và hương thơm mạnh. Loại này có giá trị sử dụng cao hơn.
Mỗi bộ phận của cây Tía tô đều có công dụng riêng trong Y học cổ truyền
Lá cây có tên gọi trong Đông Y là Tô Diệp. Người ta thường hái 2 lần lá già chứa cả phần cuống, mỗi lần cách nhau một tháng, sau đó đem sấy nhẹ hoặc phơi ở nơi mát cho đến khi nào khô mà vẫn giữ được màu sắc và hương vị.
Dược liệu làm từ lá tía tô thường có mùi thơm, vị cay, tính ấm, không độc và được dùng để chữa cảm sốt, khó chịu trong người, ho do cảm lạnh, cảm cúm, đau bụng,….
Có tác dụng trong việc tẩy tế bào chết và làm mềm da, giảm thiểu các vết chai sạn.
Vì thế, bạn có thể uống trà tía tô mỗi ngày để có làn da đẹp hoặc dùng để rửa mặt, gội đầu (trong trường hợp tóc và da bị khô), súc miệng giúp cho răng miệng chắc khỏe và mang lại hơi thở thơm tho.
Nhờ hàm lượng tanin và glucoside có trong lá tía tô mà thực phẩm này có tác dụng chống viêm, chữa lành vết loét, cải thiện tình trạng vết sẹo và giảm sự gia tăng lượng axit trong dạ dày.
Thậm chí theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa chia sẻ rằng: nếu dùng lá tía tô ở dạng sắc thì còn giúp giảm đau, giảm dịch vị xuống ở mức bình thường và tạo cảm giác ăn ngon miệng, ngủ tốt hơn đối với người bị đau dạ dày.
Ngoài ra, nếu bị đau bụng đi ngoài và nôn mửa do hệ tiêu hóa có vấn đề như ăn phải loại thực phẩm như tôm cua cá, thì bạn có thể giã một ít lá tía tô để lấy nước cốt uống. Hoặc ăn kèm lá tía tô trong bữa ăn hằng ngày cũng cải thiện tình trạng này.
Tía tô còn có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh mề đay và dị ứng.
Cụ thể, nhờ chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao cùng với nhiều loại vitamine (A, B1, B4, B6, C,…) và chất khoáng (sắt, kẽm,…) nên tía tô có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu, gồm cả bệnh mề đay, vì tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Hơn thế nữa, tía tô cũng làm dịu đi một số triệu chứng dị ứng (như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt,…) cũng như điều trị các chứng mẫn cảm và dị ứng theo mùa đã được chứng minh.
Vì trong lá tía tô chứa thành phần axit rosmarinic, quercétine và lutéoline, các thành phần này có tác dụng trong việc ngăn chặn quá trình sản xuất histamine và làm giảm cytokine, làm hạn chế tình trạng xuất hiện dị ứng trên cơ thể đồng thời giảm viêm hiệu quả.
Tránh sử dụng lá Tía tô khi đang bị tiêu chảy: Vì tía tô có công dụng kích thích hệ tiêu hóa nên sẽ làm tình trạng tiêu chảy có thể nặng hơn.
Có thể gây dị ứng đối với một số người:
Không chỉ việc ăn tía tô mà nhất là việc sử dụng tinh dầu tía tô cũng có thể gây dị ứng với một số người. Vì thế, bạn nên thoa một lượng nhỏ trên da tay để xem phản ứng da ra sao trước khi dùng tinh dầu hoặc ăn lá tía tô.
Tránh lạm dụng tía tô trong việc hỗ trợ sức khỏe và cải thiện nhan sắc:
Việc lạm dụng tía tô dưới bất kì hình thức nào cũng đều gây ra tác dụng phụ như: làm tăng việc đổ mồ hôi, tăng huyết áp,… và nhất là những người đang có vấn đề về sức khỏe thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.