Đường là một trong các nguyên liệu để làm bánh và nấu nướng.
Vị ngọt của đường là gia vị hoàn hảo giúp những chiếc bánh ngọt ngào hấp dẫn. Có rất nhiều loại đường khác nhau như: đường đỏ, đường cát vàng, đường phèn, đường nâu, đường sirô…
Mỗi loại được phân biệt dựa trên màu sắc, độ ngọt, kết cấu và nguồn gốc khác nhau ứng dụng cho từng món ăn, món bánh riêng biệt.
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẻ quan tâm đến một loại đường khá phổ biến và thông dụng trong các món ăn là đường phèn.
ĐƯỜNG PHÈN LÀ GÌ?
Đường phèn là loại đường làm từ đường mía. Người ta còn gọi đường phèn là băng đường.
Đường phèn là sản phẩm thu được sau quá trình tinh chế và kết tinh đường cát từ cây mía.
Đặc biệt, trong đường phèn có chứa Saccharose cùng một số nguyên tố vi lượng, khi phân giải thành glucose và fructose – loại đường đơn mà cơ thể có thể sử dụng để sinh năng lượng.
Nguyên liệu làm đường phèn là đường cát trắng – đường càng trắng thì càng ít tạp chất và việc chế biến đường phèn càng dễ.
(Trong đường phèn có chứa saccharose, một số nguyên tố vi lượng và đôi khi có thêm thành phần trứng gà cùng vôi là phụ gia trong quá trình nấu đường phèn)
A/ CÁCH LÀM ĐƯỜNG PHÈN ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
Nguyên liệu: Đường cát trắng, nước vôi, nước
1/ Trộn đường cát, nước và nước vôi
Để làm đường phèn, trước hết người ta dùng 3 phần đường cát trộn với 2 phần nước lã sau đó hòa với nước vôi để đánh tan hết đường và cho vào nồi nấu. Việc sử dụng vôi để nấu đường phèn là có tác dụng làm chắc đường. Bạn lưu ý phần vôi để nấu đường phải là loại vôi ăn trầu. Lượng vôi sử dụng nhiều hay ít tùy thuộc vào lượng đường nguyên chất đã ăn vôi tới mức nào.
2/ Cho trứng gà vào để loại bỏ tạp chất
Tiếp đến bạn cho trứng gà đã pha chế sẵn đổ vào đường đang sôi để tạp chất nổi lên, sau đó vớt nhiều lần tạp chất cho tới khi sạch. Việc sử dụng trứng gà là nhằm thay thế cho các loại thuốc tẩy để loại bỏ tạp chất. Khi đường phèn đã được loại bỏ tạp chất bằng cách cho nổi lên trên và thu lại bằng việc hớt bọt, bạn sẽ tiến hành loại bỏ tạp chất còn sót lại. Những tạp chất còn sót lại lúc này là phần nặng hơn, còn phần chìm dưới đáy chảo sẽ được tiến hành lọc bằng khăn. Bạn sử dụng loại khăn lọc bằng vải và có độ dày vừa phải để lọc lại nước.
3/ Nấu nước cô đường
Sau khi lọc xong hết tạp chất, bạn tiếp tục đun cho tới nước nấu cô đường. Bước này giúp đánh giá sự thành công của chảo đường. Khi đun nước đạt đến độ cần thiết thì múc ra đổ vào vại. Trước đó bạn phải chuẩn bị sẵn một mạng ghim trong vại để đường có chỗ dựa kết tinh và đóng khối. Hiện nay người ta dùng sợi chỉ để làm việc này để vừa tiện lợi và rẻ hơn. Đây là lý do khi nấu đường phèn hay thấy các sợi chỉ.
4/ Thu đường phèn
Đường để trong vại từ 7-9 ngày thì lúc này bạn nghiêng vại cho mật chảy ra hết và thu được 55% đường phèn so với lượng đường cát ban đầu, trong đó có 50% mật và 5% “đường ô” đây là đường nấu lại từ bọt. Như vậy toàn bộ công đoạn nấu đường phèn mất từ 9-10 ngày, lúc này kết quả là đường sẽ kết tinh thành những tinh thể đường khá gồ ghề với nhiều hạt đường hình lập thể. Chỉ cần kéo những sợi chỉ có đường kết tinh ra khỏi hỗn hợp đường và để khô nữa là có thể sử dụng.
B/ MỘT SỐ CÔNG DỤNG CỦA ĐƯỜNG PHÈN
Đường phèn có hương vị thơm mát và dịu ngọt nên thường được sử dụng nhiều trong cuộc sống như chế biến món ăn, làm bánh, nấu chè, pha chế các loại đồ uống, thức uống bổ dưỡng… Đường phèn có tác dụng tốt cho sức khỏe của con người cũng như có tác dụng hỗ trợ điều trị một số căn bệnh. Ðường phèn chưng với chanh, quất, chữa được bệnh ho, viêm họng rất hiệu quả. Ðường phèn rất bổ đối với người già, người bệnh tật. Từ xưa dân gian đã có câu nói về đường phèn: “Ngọt như đường cát, mát như đường phèn”.
Là nguyên liệu làm bánh
Đường phèn trong làm bánh sẽ tạo độ mềm mịn cho kết cấu, vị ngọt và mùi thơm cho bánh.
Ngoài ra, loại đường này còn giúp tạo màu vàng đẹp cho vỏ bánh cũng như giữ ẩm cho chiếc bánh chất lượng hơn.
Ngăn ngừa cơn ho và trị viêm họng
Theo Đông Y, khi đem đường phèn chưng cất với quất hoặc chanh sẽ có tác dụng trị ho và viêm họng cực kì hiệu quả.
Lý do là vì đường phèn chứa nhiều chất có khả năng làm sạch miệng, giảm ho và làm dịu những cơn đau họng.
Bạn có thể chưng đường phèn tại nhà, cho bé ngậm 1 viên đường phèn nhỏ mỗi ngày, đó là cách giúp bé giảm đau họng và bớt các cơn ho khi thay đổi thời tiết.
Giải nhiệt và thanh mát cơ thể
Đường phèn có thể dùng pha chế thức uống, chưng yến, nấu chè… sẽ giúp cơ thể thư giãn và nhẹ nhàng hơn.
Hơn nữa, đường phèn còn giúp cung cấp thêm năng lượng dưới dạng glucose, qua đó giúp giảm căng thẳng và nâng cao khả năng của các giác quan.
Bổ thận sinh tinh
Đường phèn còn có một tác dụng tuyệt vời đó là bổ thận sinh tinh.
Bạn chỉ cần chưng đường phèn với rễ cây đậu bắp rồi chắt uống sẽ giúp cải thiện và nâng cao đời sống “phòng the” một cách rất hiệu quả.
C/ ĐƯỜNG PHÈN CÓ TÁC HẠI GÌ KHÔNG?
Đường phèn có rất nhiều giá trị tốt đối với sức khỏe con người nhưng điều đó không có nghĩa là nguyên liệu này hoàn toàn vô hại. Nếu trong một thời gian dài, bạn dùng quá nhiều đường phèn sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: gan nhiễm mỡ, tiểu đường, béo phì… Việc sử dụng đường phèn trong cuộc sống là điều rất cần thiết nhưng chúng ta không nên làm dụng nhiều, nó sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.
D/ NÊN DÙNG ĐƯỜNG CÁT HAY ĐƯỜNG PHÈN?
Tùy vào mục đích sử dụng của mình mà bạn chọn loại đường thích hợp vì chúng có công dụng khác nhau:
Đường cát: Thích hợp để làm gia vị nêm nếm khi nấu ăn hằng ngày và có thể dùng để chữa hạ đường huyết.
Ngoài ra, đường cát khi cho vào lọ hoa sẽ giúp hoa tươi lâu hơn.
Đường phèn: Có vị thanh và giải nhiệt cực tốt nên dùng để nấu chè, nước sâm và một số loại nước giải khát khác vào mùa hè. Đường phèn cũng được đánh giá là tốt cho sức khỏe hơn đường cát vì được nấu thủ công, tinh khiết và sạch sẽ, loại bỏ được hết tạp chất. Đặc biệt, khi bị nóng trong người hoặc ho kéo dài, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc từ đường phèn để điều trị rất hiệu quả và tốt cho sức khỏe.
E/ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Đường phèn cũng giống như các loại thực phẩm khác, bổ sung năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể hằng ngày nhưng việc lạm dụng sẽ gây ra các hậu quả không đáng có.
Ăn đường phèn có tốt không?
Đường phèn có những lợi ích cho sức khỏe nên được xem là một loại đường tốt, có thể sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng loại đường này nếu mắc một số bệnh về tiểu đường, béo phì hay đang trọng quá trình ăn kiêng, giảm cân.
Ăn nhiều đường phèn có béo không?
Đường phèn được sản xuất thủ công, có nhiều điểm khác với đường cát nhưng về bản chất lại giống nhau.
Điều này có nghĩa là nếu sử dụng đường phèn nhiều thì bạn vẫn có nguy cơ bị béo phì vì nó làm phát triển mô mỡ.
Bà bầu có được dùng đường phèn không?
Khi mang bầu, cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi nên việc sử dụng đường phèn là không tốt nhưng nếu biết cách kết hợp với các loại thực phẩm khác thì vẫn có thể dùng được.
Ví dụ như món tổ yến chưng đường phèn giàu protéine, các loại khoáng chất và axit amine giúp bà bầu giảm căng thẳng, hết mệt mỏi.
Như thế nào là sử dụng đường phèn đúng cách?
Đối với người bình thường, một ngày chỉ nên dùng khoảng 20 gram đường và không được vượt qua con số này.
Bạn có thể dùng một số chất tạo ngọt tự nhiên để thay thế cho đường phèn nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình, giúp món ăn vẫn thơm ngon mà không bị mắc bệnh tiểu đường.
Ăn đường phèn có bị tiểu đường?
Đường phèn tuy mang lại một số lợi ích cho sức khỏe nhưng trong một số trường hợp, loại đường này lại phản tác dụng, nhất là đối với những người bị bệnh tiểu đường. Dù là đường phèn hay đường cát thì cũng đều khiến lượng đường trong máu tăng cao, làm cho bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn. Như vậy có thể thấy ăn nhiều đường phèn vẫn có thể bị tiểu đường, vì thế bạn chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải. Không chỉ là một gia vị trong nấu ăn và làm bánh, đường phèn còn là một phương thuốc quý giá và được rất nhiều người dùng để chăm sóc sức khỏe và trị bệnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.