Chi tiết sản phẩm:
Nếu không thích hương vị của gừng, đã đến lúc bạn nên thay đổi.
Bởi ăn gừng hàng ngày sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà ngay chính bạn cũng không thể ngờ tới.
Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp không chỉ xem gừng là một loại gia vị có trong mọi căn bếp để tăng hương vị cho món ăn mà còn sử dụng để phòng và chữa rất nhiều bệnh.
Theo Đông Y, gừng có vị cay, tính ấm, khi ngấm vào tỳ, vị, phế sẽ khiến cho cơ thể xuất mồ hôi, an vị, bổ phế, khỏi ho.
Ngoài ra, vị thuốc này còn giải độc công hiệu, có thể trị phong hàn, cảm mạo, trị các loại bệnh về dạ dày, chữa nôn mửa, đi tả, giải độc từ hải sản…
Y học cổ truyền Ấn Độ tôn vinh gừng là “loại thuốc toàn cầu”, chữa được bách bệch.
Còn Trung Y coi gừng là thần dược để giải, loại bỏ độc tố trong cơ thể, là kháng sinh tự nhiên chữa ngộ độc thực phẩm….
Chuyên gia Đông Y Lộ Chí Chính, 96 tuổi vốn nổi tiếng là một danh y dược sư của Trung Quốc đã gọi gừng là thần dược. Ông đã tin dùng hơn 40 năm qua.
Hiểu rõ công dụng của vị thuốc quý này, bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước, trên mâm cơm hàng ngày của nhà họ Lộ đều không thể thiếu gừng.
Còn Y học hiện đại đã chứng minh gừng có chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe như gingérols, béta-carotène, capsaicine, axit caffeic, chất curcumine và salicylate.
Gừng rất giàu vitamine C, magiê và các khoáng chất khác giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Bạn có thể dùng gừng tươi, gừng khô, ở dạng lát hoặc dạng bột, thậm chí là tinh dầu hoặc nước ép.
Có nhiều nghiên cứu cho rằng nếu chúng ta ăn gừng mỗi ngày, cả năm sẽ không phải gặp bác sĩ. Dưới đây là những lợi ích khi bạn tiêu thụ gừng thường xuyên.
- Phòng ngừa ung thư
Các bác sĩ tại Đại học Michigan (Mỹ) đã chứng minh rằng bột gừng ức chế thành công các tế bào ung thư buồng trứng, tuyến tụy và ung thư vú.
Loại thực phẩm – thảo dược này còn giảm nguy cơ viêm nhiễm ở ruột và ruột kết, từ đó giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết. Đây được xem là lợi ích hàng đầu của gừng.
- Giảm viêm
Gừng chứa gingérol, một thành phần hoạt chất có tác dụng chống viêm tế bào và giảm đau tự nhiên.
Một nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân bị đau khớp và cơ bắp, phát hiện ra rằng việc tiêu thụ gừng kháng viêm, giảm đau cơ bắp sưng nhanh chóng.
- Chống trào ngược axit dạ dày
Nhiều nghiên cứu chứng minh gừng hiệu quả gấp 6 lần so với thuốc chống trào ngược axit.
Những loại thuốc này sẽ dẫn tới “hỏng bụng”, thậm chí gây ra viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
Gừng được xem là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Chỉ cần uống nước gừng ấm sẽ làm giảm tình trạng này.
- Trị ốm ghén
Gừng cũng giúp làm giảm các triệu chứng buồn nôn do ốm nghén thai kỳ tới 75%. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Giảm đau họng
Nếu bạn đang mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, khó thở, viêm họng, hãy cắt mấy lát gừng, cho vào một cốc nước vừa sôi.
Bạn có thể thêm một chút mật ong và 1 lát chanh. Hỗn hợp gừng mật ong sẽ có tác dụng giảm đờm, trị đau họng.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa và chữa đầy hơi
Nếu thấy bụng khó chịu, hãy đun sôi mấy lát gừng trong vòng vài phút, tiếp đó thêm mật ong vào. Uống mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa “êm” hơn.
- Giảm đau đầu
Nếu bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, bạn hãy trộn hỗn hợp ớt cay cayenne và một thìa bạc hà khô với một vài lát gừng, thêm một chút mật ong cho dễ ăn.
Hàng ngày tiêu thụ hỗn hợp này để ngăn ngừa chứng đau đầu.
- Chữa đau răng
Chà gừng lên răng, đặc biệt là khu vực bị đau trong vài phút. Dưỡng chất chống viêm trong gừng sẽ làm giảm ê buốt và ngăn ngừa các bệnh răng miệng hiệu quả.
- Cải thiện lưu thông máu
Gừng cải thiện lưu lượng máu bằng cách mở rộng các mạch máu.
Nó hoạt động như một chất chống đông máu, ngăn ngừa các tiểu huyết cầu dính lại với nhau hạn chế các cơn đau tim.
- Phòng ngừa cảm lạnh và cúm
Với người dân Châu Á, gừng là phương pháp điều trị và phòng bệnh cảm lạnh và cúm an toàn và tốt nhất.
Trung tâm y tế Đại học Maryland (Mỹ) cho biết bạn có thể băm nhỏ 2 thìa gừng, hòa vào nước nóng, uống 2-3 lần/ngày để điều trị bệnh cảm cúm hiệu quả.
Lưu ý:
Những người bị huyết áp cao, bệnh gan, sỏi mật, phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai, người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt… không nên dùng gừng hàng ngày.
Cần thiết phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.