Chi tiết sản phẩm:
Một bát súp miso mỗi ngày sẽ giúp cho bạn có một thể trạng lành mạnh
Với những người ăn chay lâu ngày, nguồn đạm chính đến từ các loại đậu, trong đó bổ dưỡng nhất là đậu tương.
Miso chính là loại tương đặc, được làm từ đậu tương, ngũ cốc như gạo hay lúa mạch lên men với mốc Koji.
Mùi vị của Miso rất đặc biệt, không phải ai cũng thích. Giống như phômai của phương Tây, miso-phômai châu Á chính là sản phẩm protéine được xử lí bởi các vi sinh vật và sau đó dần cứng lại thành dạng “bánh”. Quá trình lên men này khiến các chất đạm khó tiêu ở đậu nành bị phân giải, đồng thời các hoạt chất chống hấp thu bị vô hiệu hóa. Điểm khác biệt giữa miso và phô mai hiện diện ở chỗ Miso chứa hầu hết các axit amine cần thiết (các axit amine mà cơ thể không tự sản xuất được) nhưng lại ít chất béo nói chung và chất béo bão hòa nói riêng, cũng như tỉ lệ cholestérol hầu như bằng 0. Các vấn đề về tim mạch, cao huyết áp sẽ được hạn chế nếu chuyển sang dùng miso thay thế phômai.
Lợi ích của miso không dừng lại ở đó. Miso lâu năm là loại thực phẩm rất tốt cho đường ruột của bạn, do nó chứa phần lớn các vi sinh vật có ích đối với quá trình tiêu hóa, phân giải và chuyển hóa thức ăn trong thành ruột. Các quá trình này có mối liên quan mật thiết đến tâm sinh lý của cơ thể. Việc đường ruột của con người hiện nay đang bị nhiễm độc và không còn tối ưu như xưa đã gây ra những hệ lụy rất lớn đối với sức khỏe và tâm trạng: stress, hay quên, mất ngủ, trầm cảm…Vì thế, đối với những người đã ăn uống sai lầm lâu ngày, hay do sử dụng một lượng lớn các thuốc tây khiến cho hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho đúng đắn, thì việc dùng miso hằng ngày để phục hồi lại đường ruột là điều cần thiết. Sự điều chỉnh về đường ruột thông qua miso, cũng sẽ cải thiện các rối loạn về tinh thần.
Vitamine nhóm B, đặc biệt là vitamine B1 vốn thiếu hụt trong khẩu phần ăn hiện đại sẽ được bổ sung.
Các vitamine này đặc biệt quan trọng trong các quá trình chuyển hóa và hệ thần kinh, và thường bị hao hụt do sự lệ thuộc vào các đồ ăn thức uống tiêu cực như rượu, bánh kẹo…
Ngoài ra miso cũng có tác dụng rất tốt với bệnh gan, các chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể.. Lá Gan hằng ngày phải tiếp xúc và xử lí vô vàn các hóa chất độc hại khiến nó quá tải. Các biểu hiện trên da (mẩn, ngứa, da nhờn…) cũng như các vấn đề tiêu hóa có thể nói lên phần nào tình trạng này. Miso có tác dụng trung hòa các hóa chất độc hại trong Gan, từ rượu, thuốc lá, khói bụi ô nhiễm, phóng xạ.
Chứa nhiều muối, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng với lượng vừa phải mỗi ngày để duy trì sức bền cho cơ thể, đặc biệt là vào mùa lạnh. Các món ăn từ Miso cũng rất đa dạng, rất thích hợp cho các vùng khí hậu khác nhau: Miso lâu năm, miso chiên dầu mè, tekka là những gia vị chống lạnh, chưa kể các tác dụng của nó lên hệ tuần hoàn (giảm cholestérol, khai thông mạch máu làm cho máu được lưu thông dễ dàng hơn). Vào mùa xuân hay ở các vùng khí hậu nóng, bạn cũng có thể thưởng thức Miso với món bắp cải dầm tương miso, là món ăn giàu sức sống, giúp ăn ngon miệng hơn và cũng rất tốt cho đường ruột.
(*) Đối với các bệnh mãn tính lâu ngày nên sử dụng miso có độ tuổi từ 8 tháng trở lên. Miso càng lâu năm càng có hiệu quả đối với các căn bệnh mãn tính.
Lưu ý:
Cách chế biến loại tương này được sử dụng công nghệ vi sinh theo phương pháp Dưỡng Sinh:
– Không sử dụng bất kỳ một hóa chất, phụ gia bảo quản
– Công đoạn sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm phải qua 1 thời gian tối thiểu là 12 tháng (phơi nắng và đảo đều mỗi ngày)
– Có thể để thời gian bao lâu cũng được, không hư và càng để lâu tương sẽ càng thơm ngon và càng có giá trị và hàm lượng dinh dưỡng cao.
– Do thời gian phơi nắng lâu đã phát triển một số ENZYME (men) rất có lợi cho sức khỏe
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.